Thể lệ hội thi xét tặng Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh lần thứ 1 năm 2022

479

(Hội Hóa học TPHCM) – Hội thi xét tặng Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh, lần thứ 1 năm 2022, do Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm khen thưởng, động viên, khích lệ và tôn vinh các tác giả là đơn vị, cá nhân có thành tựu xuất sắc về Hóa học Xanh, đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, góp phần “xanh hóa” việc sản xuất, sử dụng có liên quan đến hóa chất trên địa bàn thành phố, thúc đẩy sản xuất, sử dụng sạch, an toàn, tạo ra những sản phẩm ứng dụng vào việc chăm sóc, nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân và bảo vệ môi trường.

Buổi lễ phát động Hội thi xét tặng Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh – lần thứ 1 năm 2022, do Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà Văn hóa Khoa học tổ chức (online và offline).

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

– Các Công ty, nhà máy sản xuất hoặc sử dụng hóa chất; các phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất với khối lượng lớn, thực hiện theo nguyên tắc Hóa học xanh, các Hội thành viên và đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM;

– Hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh lân cận.

– Không hạn chế số lần tham gia.

– Hội viên của Hội Hóa học TPHCM. Nếu chưa là hội viên thì khi đăng ký xét giải thưởng, tự nguyện làm đơn gia nhập Hội (đính kèm đơn gia nhập Hội).

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:

Có nghiên cứu hoặc có sáng kiến sáng tạo thực hiện qui trình sản xuất, sử dụng thực tế đạt được đa số, một cách cụ thể, càng nhiều càng tốt các tiêu chí về Hóa học Xanh, Công nghệ Hóa học Xanh như sau:

 *12 Nguyên tắc Hóa học Xanh và Kỹ thuật Xanh

1. Càng không độc hại càng tốt

2. Phòng ngừa thay vì xử lý

3. Thiết kế quy trình tách riêng

4. Hiệu quả tối đa

5. Xử lý đầu ra thay vì tăng cường đầu vào

6. Tính phức tạp của sản phẩm

7. Bền, nhưng khi thải ra môi trường thì không tồn tại lâu dài

8. Tính đủ, hạn chế thừa

9. Giảm thiểu tính đa dạng (nguyên liệu)

10. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu và năng lượng sẵn có

11. Thiết kế lưu ý đến giá trị sau khi hoàn thành chức năng sử dụng

12. Tái tạo thay vì cạn kiệt

 *Đạt được 5 giảm:

  1. Chất thải
  2. Nguyên liệu
  3. Năng lượng
  4. Nguy hiểm
  5. Chi phí
Buổi lễ phát động Hội thi xét tặng Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh – lần thứ 1 năm 2022, do Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nhà Văn hóa Khoa học tổ chức (online và offline).

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

– Giải nhất của Hội thi, giá trị giải thưởng 25 triệu đồng, Kỷ niệm chương, Giấy khen của Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh.

– Giải nhì của Hội thi, giá trị giải thưởng 15 triệu đồng, Kỷ niệm chương, Giấy khen của Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh.

– Giải ba của Hội thi, giá trị giải thưởng 10 triệu đồng, Kỷ niệm chương, Giấy khen của Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh.

– Các đơn vị tham gia Hội thi không đạt giải, được tặng Kỷ niệm chương của Giải thưởng.

HỒ SƠ DỰ THI:

– Đơn đề nghị xét tặng Giải thưởng theo mẫu đính kèm;

– Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, sử dụng, chế biến, thí nghiệm hóa chất theo các nguyên tắc của Hóa học Xanh;

– Ảnh, logo của tác giả (nếu có) và từ 2 đến 5 ảnh chứng minh thành tích về Hóa học Xanh (phục vụ mục đích lưu trữ và truyền thông về Giải thưởng)

NỘP HỒ SƠ DỰ THI:

– Thời hạn kết thúc nhận hồ sơ dự thi: ngày 15 tháng 11 năm 2022

– Địa điểm nộp: Văn phòng Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh,

– Tầng 9, phòng 901, 224 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3

– Điện thoại: 0913.703513 (Ông Võ Khắc Đế); Email: vokhacde@gmail.com

                     TỔNG KẾT VÀ HỖ TRỢ SAU ĐẠT GIẢI:

– Lễ tổng kết Hội thi xét tặng Giải thưởng Lê Văn Thới về Hóa học Xanh lần thứ 1 (2022) sẽ được tổ chức vào khoảng tháng 01/2023, nhân dịp tổng kết hoạt động năm 2022 và bàn kế hoạch công tác năm 2023 của Hội Hóa học Thành phố.

– Các đơn vị đạt từ giải ba trở lên sẽ được giới thiệu tham dự Giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thành phố.

– Các đơn vị tham dự nếu có yêu cầu sẽ được Hội Hóa học hỗ trợ tư vấn miễn phí để hoàn thiện qui trình sản xuất theo các nguyên tắc về Hóa học Xanh và Kỹ thuật xanh.

Đính kèm:

(Nguồn: Hội Hóa học TP. Hồ Chí Minh)